Chuyển tiền nhầm tài khoản có lấy lại được không – Cách lấy lại đơn giản

Chuyển tiền nhầm tài khoản có lấy lại được không, chia sẻ cách lấy lại tiền chuyển nhầm tài khoản ngân hàng.

Trong cuộc sống bộn bề, không thể nào tránh hết khỏi sai sót, nhầm lần do nhiều yếu tố tác động vào. Trong việc chuyển tiền vào tài khoản cũng vậy, hàng năm có rất nhiều trường hợp chuyển tiền nhầm tài khoản ngân hàng, chuyển tiền nhầm vào tài khoản người khác, chuyển tiền nhầm ngân hàng…do sơ sót điền nhầm, do không kiểm tra kĩ thông tin, có thể là do phía ngân hàng…

Xem thêm các vấn đề liên quan đến chuyển tiền tại đây.

Vậy câu hỏi đặt ra là làm làm gì khi chuyển nhầm tiền vào tài khoản khác Techcombank, Vietcombank, Agribank… làm thế nào để lấy lại số tiền chuyển nhầm mà bạn đã chuyển khoản, cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm số tài khoản, làm thế nào để liên lạc với người chủ tài khoản tự dưng được nhận một số tiền lớn do bạn chuyển nhầm đến.

Ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản ngân hàng đơn giản nhất.

Chuyển tiền nhầm tài khoản có lấy lại được không - Cách lấy lại đơn giản

Những tình huống chuyển tiền nhầm tài khoản

Sau đây là những tình huống chuyển tiền nhầm trong cuộc sống thường gặp nhất.

1. Chuyển tiền nhầm số tài khoản

Đây là trường hợp hay gặp nhất, các bạn chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác có cùng tên với người cần chuyển tiền.

Nếu chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác thì bạn phải liên hệ ngay với ngân hàng thông báo về việc chuyển nhầm tài khoản thụ hưởngyêu cầu ngân hàng tiến hành kiểm tra, rà soát và thông báo ngay đến ngân hàng chủ quản của tài khoản chuyển nhầm để xử lý theo quy định.

Theo quy định hiện hành, chủ tài khoản nhận tiền chuyển nhầm biết số tiền không phải của mình vẫn rút ra tiêu tiền chuyển nhầm vào tài khoảnkhông trả lại thì có thể bị xử lý hình sự.

2. Sai tên người nhận tiền

Trường hợp này là bạn ghi đúng số tài khoản, đúng chi nhánh nhưng sai tên người nhận tiền, trong trường hợp này cho dù là chuyển tiền tại chi nhánh ngân hàng hay qua dịch vụ ngân hàng điện tử, giao dịch đều không thành công và tiền sẽ được trả về tài khoản của bạn.

Với trường hợp chuyển tiền nhầm tên tài khoản nhưng ghi đúng số tài khoản thì giao dịch sẽ được ngân hàng hoàn lại cho bạn sau một vài ngày, chứ hiếm mà vào tài khoản người khác lắm.

Mình đã từng gặp trường hợp gửi tiền cho một người được bạn của mình nhờ nhưng do viết sai tên nên ngân hàng ACB đã gọi ngay cho mình sau khoảng 3 hôm, sau khi ngân hàng thông báo mình mới biết mình gửi sai. Sau đó được sự hướng dẫn của ngân hàng mình đã gửi lại cho đúng người nhận.

3. Sai tên ngân hàng, chi nhánh

Đây là trường hợp bạn chuyển đúng số tài khoản, người nhận nhưng sai ngân hàng hoặc chi nhánh, trong trường hợp này thì các giao dịch của bạn thực hiện sẽ không thành công và số tiền cũng sẽ được hoàn trả lại cho bạn trong thời gian sớm nhất.

Vậy chuyển tiền nhầm tài khoản có lấy lại được không?  Nên làm gì khi chuyển tiền nhầm tài khoản xem phần sau đây.

Cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản ngân hàng

Thông thường chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác không tồn tại hoặc đã bị khóa, sai tên người nhận, sai tên ngân hàng, chi nhánh thì ngân hàng sẽ báo cho bạn và tự chuyển tiền lại vào tài khoản ngân hàng của bạn.

Vì thế mình chỉ hướng dẫn các bạn cách lấy lại tiền trong trường hợp chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác đang hoạt động thì thì làm cách nào để lấy lại tiền, liên lạc được với người đó để xin lại số tiền mà bạn gửi nhầm cho họ.

chuyển tiền nhầm tài khoản có lấy lại được không

Bình tình xử lí

Đầu tiên khi phát hiện mình chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác, các bạn phải giữ bình tĩnh, không nóng vội. Vì chuyển tiền nhầm tài khoản cho người khác dù sao cũng có một phần lỗi của bạn. Tiếp theo thực hiện gọi điện hoặc đến ngân hàng thông báo để bank xử lí.

Thông báo cho ngân hàng

Theo quy định thì các ngân hàng sẽ hỗ trợ bạn, ngân hàng sẽ tiếp nhận yêu cầu rà soát của bạn (hủy lệnh chuyển tiền nếu bạn phát hiện ngay), sau đó liên lạc với người nhận (bằng các thông tin, nghiệp vụ của ngân hàng – nếu tài khoản người hưởng thuộc ngân hàng đó) hoặc chuyển tiếp yêu cầu hủy tới ngân hàng khác.

Tùy thiện chí của người hưởng (người được bạn chuyển nhầm tiền vào tài khoản) mà có hướng giải quyết khác nhau.

Nếu người hưởng thiện chí: Cho phép ngân hàng cung cấp số điện thoại của người hưởng cho người chuyển tiền nhầm số tài khoản để 2 người tiện trao đổi liên hệ trực tiếp cho nhanh nếu may mắn có thể chuyển tra lại ngay lập tức mà không đòi hỏi gì, thậm chí chịu cả phí chuyển lại hoặc cho phép ngân hàng trích tài khoản trả lại cho người chuyển nhầm.

Nếu người hưởng không thiện chí: Trong trường hợp xấu này, bạn có đầy đủ bằng chứng về việc đã chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác. Những chứng cớ này giúp bạn trình báo công an để họ thực hiện nhiệm vụ, làm việc với ngân hàng để lấy thông tin và làm việc với người hưởng nhằm lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản cho các bạn.

Khiếu kiện tại cơ quan công an

Đây là tình huống không ai muốn xảy ra cả, người hưởng (được bạn chuyển khoản nhầm) không có thiện chí, muốn chiếm giữ số tiền đó cho bản thân mình để tiêu tiền chuyển nhầm vào tài khoản thì nhân viên ngân hàng và công an sẽ đưa ra cảnh báo người nhận sẽ bị vi phạm điều 579 về nghĩa vụ hoàn trả Bộ Luật Dân sự 2015 và tội chiếm giữ trái phép tài sản theo điều 176, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Nếu trong trường hợp người đó vẫn không chịu hợp tác trả lại tiền, ngân hàng sẽ hướng dẫn người chuyển nhầm đi khiếu kiện tại cơ quan công an. Khi có yêu cầu của cơ quan công an, ngân hàng sẽ hỗ trợ để cung cấp thông tin người được nhận tiền nhầm, chủ tài khoản được gửi nhầm tiền đã được Ngân hàng thông báo và yêu cầu hoàn trả nhưng vẫn cố ý chiếm giữ trái phép tài sản thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ pháp luật


Điều 12 nghị định 101/2012/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt quy định rõ về việc Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán
 
1. Tài khoản thanh toán được tạm khóa (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản khi chủ tài khoản yêu cầu hoặc theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
 
2. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong các trường hợp sau:
 
a) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
 
b) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền;
 
c) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thanh toán;
 
d) Khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
 
3. Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc các tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều này đã được giải quyết.
 
4. Việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu tránh nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 579 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ hoàn trả:
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định Tội chiếm giữ trái phép tài sản:
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng101 hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là102 di vật, cổ vật103 bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản tộ giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Nhờ Luật sư giúp đỡ

Nếu số tiền bạn chuyển nhầm lớn và bạn rất cần lấy lại số tiền đó thì tại sao không thuê, nhờ Luật sư can thiệp. Đây cũng là một cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản vì họ là những người nắm chắc về Luật pháp, có thể tư vấn cho bạn về trường hợp cụ thể nan giải mà bạn đang gặp phải và phối hợp với ngân hàng, công an để giúp bạn yêu cầu người hưởng (được bạn chuyển tiền nhầm tài khoản ngân hàng) trả lại tiền cho bạn.

Kiểm tra thông tin để tránh chuyển nhầm tài khoản

Việc chuyển tiền nhầm số tài khoản hay chuyển tiền nhầm tên tài khoản cho cho một người nào đó là một việc cực kỳ khó xảy ra , và chủ yếu là do các bạn viết sai thông tin, và không kiểm tra kĩ càng lại trước khi xác nhận chuyển tiền, hoặc có thể do một nguyên nhân khách quan nào đấy.

Mình khuyên các bạn khi đi chuyển tiền tại ngân hàng, chuyển tiền qua tài khoản internet nên kiểm tra kĩ càng và điền đúng bốn thông tin đó là: số tài khoản, tên người nhân, tên ngân hàng và tên chi nhánh.

Nếu bạn hay mua sắm online nên hay phải chuyển tiền thì các bạn nên sử dụng đăng ký mở thẻ tín dụng online để thanh toán, có thể tránh được trường hợp chuyển tiền nhầm khi thanh toán, lại còn được rất nhiều ưu đãi của ngân hàng nữa nhé!

Mong rằng bài viết Chuyển tiền nhầm tài khoản có lấy lại được không – Cách lấy lại đơn giản sẽ có ích cho một số bạn do bất cẩn chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác không mong muốn và cũng mong rằng các bạn sẽ được hoàn trả lại tiền nhờ lòng tốt của người được gửi nhầm tiền.

Chia sẻ bài viết cho bạn bè, gia đình:
Bạn cần vay khoản tiền 4 triệu trong ngày?

Blog tốt nhất VINA khuyên bạn sử dụng dịch vụ vay tiền của TAMO - Vay nhanh chóng trong ngày với số tiền 4 triệu đồng cho khách hàng mới chỉ cần CMDN/CCCD! Quá tuyệt, còn chần chừ gì mà không đăng kí ngay?

Đăng kí Vay